Quyết định chặn YouTube là động thái trả đũa việc Amazon từ chối bán một số sản phẩm của Google đang cạnh tranh trực tiếp với thiết bị của Amazon. Các sản phẩm mang thương hiệu Google bị Amazon "cấm cửa" gồm cả thiết bị truyền phát video trực tuyến Chromecast, đối thủ của Fire TV và loa thông minh kết nối Internet Google Home, sản phẩm cạnh tranh với Echo Show. Do là sản phẩm cao cấp nên Amazon trang bị cho Echo Show cả một màn hình để hiển thị video.
"Vì thiếu sự nhân nhượng, chúng tôi sẽ không hỗ trợ YouTube trên Echo Show and Fire TV nữa", trích tuyên bố ngày 5/12 của Google.
Amazon hiện vẫn chưa có bất kỳ phản ứng gì trước động thái mới của Google.
Căng thẳng giữa hai bên đang làm nổi rõ sức mạnh của các đại gia công nghệ trên thế giới khi họ thống trị các lĩnh vực quan trọng của thương mại và thông tin liên lạc. Là hãng bán lẻ trực tuyến hàng đầu thế giới, Amazon có ảnh hưởng rất lớn đến những thứ mọi người mua, trong khi kết quả do cỗ máy tìm kiếm độc nhất vô nhị của Google cung cấp thường giúp quyết định những gì mọi người thực hiện trên hoặc ngoài trang web.
Theo giới quan sát, Google đang hy vọng gây áp lực buộc Amazon phải bán các sản phẩm của hãng thông qua cách tước đoạt một trong những nền tảng chia sẻ video đông người dùng nhất thế giới.
Trừ phi hai công ty đạt được một thỏa thuận đình chiến, YouTube sẽ ngừng hoạt động trên Fire TV của Amazon từ ngày 1/1/2018. YouTube dự kiến đã biến mất khỏi thiết bị Echo Show của Amazon từ ngày 5/12, dù đại gia thương mại điện tử Mỹ trước đây từng tìm ra giải pháp truyền phát các phiên bản YouTube không chính hãng trên thiết bị này.
Tuấn Anh(Theo Washington Post)
Hai vị CEO hàng đầu giới công nghệ tham dự một hội nghị về Internet tại Trung Quốc, bất chấp việc đóng cửa với thế giới của chính phủ nước này.
" alt=""/>Căng thẳng leo thang, Google chặn YouTube trên thiết bị AmazonĐầu tháng vừa qua, tài khoản Twitter của Tổng thống Donald Trump đã bị vô hiệu hóa trong vòng 11 phút. Đại diện của Twitter sau khi điều tra cho hay đây là một hành động "thiếu suy nghĩ" của một nhân viên, người chuẩn bị nghỉ việc và đã gây ra sự cố trong ngày làm việc cuối cùng của mình.
![]() |
Tên của người nhân viên đó là Bahtiyar Duysak, vừa qua Techcrunch đã có một cuộc phỏng vấn với anh và chia sẻ lý do về hành động bất mãn đã đảo lộn cuộc sống của ông từ cái ngày định mệnh đó.
Anh kể lại quá trình diễn ra sự cố như là một "một sai lầm".
Ngay trước khi kết thúc ngày làm việc cuối cùng của mình với vị trí giải quyết báo cáo về các hành vi xấu trên mạng Twitter, Duysak đã nhận được một báo cáo về tài khoản của Tổng thống Trump. Ngay sau đó, nhân viên này đã thực hiện các thao tác để vô hiệu hóa tài khoản nhằm đảm bảo sự an toàn. Thế nhưng, điều này nghe có vẻ rất khó tin vì một nhân viên hỗ trợ khách hàng bình thường như Duysak lại dễ dàng khóa một tài khoản cao cấp như của Tổng thống Trump, tương tự như các tài khoản của những người có quyền lực khác.
Tài khoản Twitter @realdonaldtrump được Tổng thống Mỹ bắt đầu sử dụng vào tháng 3/2009, đang có 41,7 triệu người theo dõi và thậm chí có thể tăng thêm vài trăm nghìn lượt chỉ trong vòng 1 tuần. Ông thường xuyên sử dụng tài khoản Twitter của mình như một kênh phát ngôn không chính thức. Như việc đưa ra những lời tuyên bố hay đánh giá về một vấn đề qua những đoạn thông điệp được đăng tải trên Twitter. Không những thế, ông Trump còn thường xuyên sử dụng mạng xã hội Twitter để khuếch trương các chính sách cũng như công kích những đối thủ chính trị của mình cả trong chiến dịch vận động tranh cử Tổng thống năm 2016 và sau khi lên nắm quyền tại Nhà Trắng vào tháng 1/2017.
Vì thế khi tài khoản Twitter của Tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ bị khóa đã khiến giới công nghệ lẫn cư dân mạng xôn xao. Tất nhiên Duysak không ngờ về những hệ lụy mà mình mang lại, sau khi thực hiện xong thao tác, anh tắt máy tính của mình và rời khỏi trụ sở của Twitter tại San Francisco để về nhà. Sau đó, một nhân viên khác đã thông báo về sự cố đồng thời mở lại tài khoản cho Tổng thống Trump và đảm bảo rằng không xảy ra việc tương tự một lần nữa.
Về phần Duysak, sau khi nghỉ việc anh đã về quê hương nước Đức của mình để nghỉ ngơi, rất nhiều nhà báo cố gắng liên lạc để có được nguồn thông tin chính thức từ anh. Tờ Techcrunch thậm chí còn theo chân anh về tận nước Đức để phỏng vấn, Duysak cũng cho biết rằng anh về Đức để sống một cuộc sống bình thường chứ không nhằm mục đích chạy trốn truyền thông.
Video đầy đủ của cuộc phỏng vấn:
" alt=""/>Lộ diện người đã hack tài khoản Twitter của Tổng thống TrumpTheo Cục CNTT, Bộ Y tế, tại Hà Nội, Cục Công nghệ thông tin, Bộ Y tế phối hợp cùng Cục Y tế dự phòng và Ngân hàng phát triển Châu Á – ADB tổ chức hội thảo “Tiêu chuẩn HL7 FHIR liên thông giữa các hệ thống thông tin y tế và thiết lập các giải pháp thực tiễn triển khai tại Việt Nam” trong 3 ngày từ 28/11-30/11/2017.
Hội thảo được tổ chức với mục tiêu Đào tạo kỹ thuật về HL7 FHIR, xây dựng kế hoạch phòng bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam và nhu cầu liên thông các hệ thống eCDS, tiêm chủng và hồ sơ sức khỏe điện tử (EHR). Giới thiệu và cung cấp các tiêu chuẩn và danh mục dùng chung đối với hệ thống thông tin y tế. Thực hành phát triển kết nối và điều khiển các phiên làm việc (trình độ cơ bản và nâng cao). Xây dựng kế hoạch tăng cường hỗ trợ khả năng tương tác với hồ sơ sức khỏe điện tử (EHR) trong các hệ thống thông tin y tế tại Việt Nam.
Hai năm qua Bộ Y tế có bước tiến dài trong phát triển CNTT y tế. Các chuyên gia đánh giá những kết quả mà Bộ Y tế đạt được trong hai năm này bằng với 28 năm phát triển CNTT y tế trước đây. Hiện nay, trên 90% các bệnh viện có phần mềm hệ thống thông tin bệnh viện, 95% các cơ sở khám chữa bệnh đã kết nối liên thông với BHYT.... Bộ Y tế có được những thành công trên là do sự chỉ đạo thống nhất từ Đảng và Chính phủ; Hệ thống bệnh viện đến 95 % là công lập và có 1 hệ thống BHYT duy nhất. Ngoài ra, góp một phần không nhỏ cho những thành công trên chính là từ sự giúp đỡ của nhiều Tổ chức quốc tế trong đó có sự đồng hành, quan tâm, hỗ trợ rất nhiệt tình của Ngân hàng phát triển Châu Á - ADB.
" alt=""/>Tiêu chuẩn HL7 FHIR liên thông giữa các hệ thống thông tin y tế